Những loại phí ngân hàng người dùng cần phải trả mỗi tháng?

Do nhu cầu chuyển đổi số hiện nay rất mạnh mẽ cùng với việc hạn chế sử dụng tiền mặt gia tăng, chắc hẳn đa số ai cũng đều sở hữu ít nhất một tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, có một sự thật là số tiền mà người dùng phải trả để duy trì cho những khoản phí của ngân hàng là không hề nhỏ. Vậy có ngân hàng nào miễn phí duy trì không? có ngân hàng nào chuyển tiền không mất phí không? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây để biết các thông tin nhé. 

Ngân hàng nào chuyển tiền không mất phí không?

Những loại phí ngân hàng mà người dùng phải trả mỗi tháng?

Trước khi tìm ra ngân hàng nào miễn phí duy trì, người dùng nên biết rõ các chi phí mà mình cần phải đóng cho ngân hàng khi sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng đó. Dưới đây là 2 loại là phí đã được phân loại:

Chi phí cố định

  • Phí duy trì tài khoản ngân hàng: Là số tiền tối thiểu người dùng cần có trong tài khoản của mình. Trường hợp nếu số dư của người dùng đang có cao hơn mức này thì ngân hàng sẽ miễn phí duy trì cho người dùng hàng tháng. Thế nhưng, nếu số dư trong tài khoản thấp hơn, người dùng sẽ bị tính phí từ 5.000 đồng -10.000 đồng. Hiện nay, mức phí duy trì tài khoản của các ngân hàng trung bình có thể từ khoảng 50.000 đồng.
  • Phí thường niên: Trường hợp phí duy trì tài khoản có thể tránh được nhưng phí thường niên sẽ là loại phí bắt buộc khách hàng phải đóng hàng năm để ngân hàng duy trì các giao dịch và các loại thanh toán cho người dùng. Thực tế, các ngân hàng sẽ quy định mức phí đối với thẻ thanh toán nội địa sẽ là 50.000 đồng-100.000 đồng/năm và đối với thẻ thanh toán quốc tế 100.000 đồng-500.000 đồng/năm.
  • Phí quản lý tài khoản ngân hàng: hiện nay có một điều đặc biệt là mỗi ngân hàng sẽ có các loại phí quản lý tài khoản khác nhau tùy theo dịch vụ người dùng sử dụng. Đầu tiên là 2 loại phí gắn liền với các giao dịch của người dùng sử dụng là Internet Banking/Mobile Banking và SMS Banking. Với 2 loại phí này, người dùng thường phải trả 4.400 đồng-12.000 đồng/tháng cho Mobile Banking/Internet Banking và 8.000 đồng-12.000 đồng/tháng cho SMS Banking.

Phí quản lý tài khoản ngân hàng

Chi phí không cố định

  • Phí chuyển tiền: đây là loại phí người dùng phải trả khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ tài khoản này tới tài khoản cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Giữa sức nóng của công nghệ chuyển đối số, hiện nay một vài ngân hàng miễn phí chuyển tiền này, thế nhưng hầu hết các ngân hàng truyền thống ở Việt Nam khi chuyển tiền cùng ngân hàng vẫn thu phí dao động từ 1.100 đồng-7.000 đồng/giao dịch và cao hơn so với giao dịch chuyển tiền khác ngân hàng, từ 7.000 đồng-11.000 đồng. Với các cuộc giao dịch chuyển tiền lớn, phí chuyển tiền có thể lên đến con số hàng trăm.
  • Phí rút tiền: Ngoài phí chuyển tiền thì đây cũng là loại phí khiến túi tiền của người dùng phải than “đau” mỗi khi phải rút tiền mặt tại các trụ ATM. Trung bình mức phí khi rút tiền ở trụ ATM cùng hệ thống ngân hàng là 1.000 đồng/lần và  khác ngân hàng sẽ rơi vào khoảng 3.300 đồng/lần khi rút ở ATM.

Ngân hàng nào miễn phí các loại phí

TNEX – ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 11/12/2020. Với đội ngũ nhân viên người Việt trẻ năng động, sáng tạo, TNEX được ra đời và phát triển với mục đích phục vụ nhu cầu người Việt Nam. Nên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia chuyên nghiệp, lãnh đạo hàng đầu thế giới trong lĩnh vực, TNEX trở thành ngân hàng thuần số được bảo trợ bởi MSB – Ngân hàng TMCP số 1 Việt Nam.

Ngân hàng thuần số TNEX, người dùng không chỉ được miễn phí duy trì tài khoản mà còn được miễn tất cả các loại phí:

  • Chuyển tiền không mất phí
  • Rút tiền không mất phí
  • Miễn phí phí thường niên
  • Không mất phí quản lý tài khoản
  • Đặc biệt, không thu phí ẩn và các loại phí khác

TNEX – Ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam

Tổng kết

Rất ít ngân hàng miễn phí duy trì. Có nhiều trường hợp ngân hàng miễn phí duy trì thì sẽ thu phí khác. Chính vì vậy việc lựa chọn một ngân hàng miễn phí duy trì và chuyển tiền không mất phí giúp người dùng tiết kiệm nhiều tiền hơn khi bắt đầu sử dụng tài khoản ngân hàng. 

>>> Xem thêm: Mua bảo hiểm xe máy ở đâu? 4 cách mua bảo hiểm xe máy online tại nhà đơn giản